Làm cách nào để nhận ra những khác biệt giữa tình yêu và sự ham muốn? Hãy đến với những thông tin của bác sĩ Judith Orloff trích trong cuốn “Xúc cảm tự do” xuất bản năm 2011 để tìm thấy câu trả lời.
Ham muốn và trí tưởng tượng
Judith Orloff là một bác sĩ tâm thần, ông nhìn thấy sức cuốn hút mãnh liệt từ tình dục và sức phá hủy kinh khủng của nó đối với những ý nghĩ thông thường cùng trực giác ở rất nhiều người. Tại sao vậy? Theo ông, những ham muốn tình dục là trạng thái thay đổi ý thức được lập trình bởi nhu cầu sinh sản có từ thời nguyên thủy.
“Nghiên cứu cho thấy, não bộ trong giai đoạn này giống như đang rất hưng phấn, giống tương tự như người nghiện.
Cũng trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, khi các hoóc môn giới tính “hoành hành”, ham muốn được thúc đẩy bởi sự lý tưởng hóa và phản chiếu những gì bạn thấy, bạn hy vọng ai đó và cần có họ. Lúc ấy, chưa hẳn bạn nhìn thấy được đúng con người thực sự của họ”.
Khi yêu, bạn mang kính màu và thấy rằng đối phương không làm gì sai cả. Trong tình yêu cũng bao gồm cả ham muốn gần gũi.
Tuy nhiên, theo Judith Orloff tình yêu thực sự không dựa trên sự lý tưởng hóa quá mức mà nó cần thời gian để cả hai gần gũi và tìm hiểu nhau.
Phân biệt xúc cảm ham muốn và tình yêu
Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn xem xét sự khác biệt giữa ham muốn thể xác với tình yêu thực sự. Nếu bạn đang băn khoăn về mối quan hệ của mình với ai đó, hãy khám phá thử.
Biểu hiện của ham muốn
- Mối quan tâm lớn nhất của bạn là ngoại hình và cơ thể của đối phương.
- Bạn quan tâm đến sex và nghĩ về nó dù rằng chưa có cuộc chuyện trò nào.
- Bạn thường giữ mối quan hệ ở một mức độ tuyệt vời, lý tưởng hóa và ngọt ngào quá mức trong khi đó giấu đi những cảm xúc thực sự và tránh thảo luận nó với đối phương.
- Sau sex, bạn thường muốn nhanh chóng rời khỏi giường và không quan tâm đến đối tác của mình. Bạn cũng không thiết tha việc chuẩn bị bữa sáng và nói những lời mật ngọt vào tai bạn tình.
- Cả hai là những người yêu nhau, không phải là những người bạn.
Biểu hiện của tình yêu thực sự
- Bạn nghĩ nhiều về việc sử dụng thời gian bên nhau sao cho đáng nhớ và hạnh phúc hơn là chỉ nghĩ đến sex.
- Bạn chìm đắm trong những cuộc nói chuyện và cả hai quên mất thời gian đang trôi.
- Bạn quan tâm đến việc lắng nghe những xúc cảm, chia sẻ thực sự từ nửa kia và điều đó làm cả hai hạnh phúc.
- Cô ấy hoặc anh ấy đang làm bạn trở nên tốt hơn.
- Bạn muốn gặp gỡ những người xung quanh cuộc sống của đối phương: gia đình, bạn bè…
Judith Orloff cho rằng một thử thách khác cho việc xem xét những ham muốn tình dục là bạn hãy học cách lắng nghe bản thân khi bắt đầu quen ai đó. Điều này không dễ dàng vì hoóc môn hưng phấn đang gia tăng trong bạn. Nhưng bạn không cần phải tiêu diệt niềm đam mê của mình.
Dưới đây là một số cách Judith Orloff đưa ra nhằm giúp bạn giữ được sự bình tĩnh trong suy nghĩ khi một ai đó cuốn hút bạn.
Hãy xem xét 4 cảm xúc sau:
- Có một giọng nói nhỏ bên trong bạn rằng: “nguy hiểm”, “hãy cẩn thận” khi bạn bắt đầu mối quan hệ này.
- Bạn có cảm giác khó chịu, không thoải mái và khát nước khi cả hai ở cùng nhau.
- Sức cuốn hút của bạn khiến bạn không tự tin.
- Bạn không thoải mái với cách người kia đối xử với mình nhưng bạn sợ nếu đề cập đến nó, bạn sẽ khiến cô ấy hoặc anh ấy nổi giận.
Trong nhiều năm qua, Judith Orloff đã nói chuyện tại các nhà tù nữ và các trung tâm bạo hành gia đình. Bài nói chuyện về việc “Làm thế nào để lắng nghe mình và ngăn ngừa bạo hành gia đình?”, chủ yếu tập trung vào việc phụ nữ làm thế nào xác định tiếng nói bên trong của họ.
Theo ông, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn có mối quan hệ với ai đó khiến giác quan bên trong bạn cảm thấy thích. Bạn sẽ không phải chống lại những ngờ vực và sự không tương thích.
Bạn không cần ép mình phải thích và cho rằng người đó khiến bạn vui vẻ. Để đạt được một mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài và thực sự, bạn nên cẩn thận với những dấu hiệu cảnh báo trên. Điều này cho phép bạn xây dựng một mối quan hệ khôn ngoan mà bạn xứng đáng nhận được.
Nhà nhân chủng học, tiến sĩ Helen Fisher của Đại học Rutgers trong buổi diễn thuyết tại Hiệp hội tâm thần Mỹ năm 2004 đã cho rằng cảm xúc là một phần hệ thống của não bộ. Một người cần có những cảm xúc để tìm kiếm một đối tác bạn tình cụ thể.
Sau đó, não tìm kiếm tất cả các loại cảm xúc tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn. Fisher cũng chia tình yêu làm 3 nhóm liên quan đến những hệ thống khác nhau của não:
- Ham muốn (để thỏa mãn tình dục) được điều chỉnh bởi nội tiết tố androgen và estrogen.
- Sự thu hút (sự lãng mạn, đam mê cho tình yêu) được điều chỉnh bởi dopamine cao và trình độ norepi – nephrine, serotonin thấp. Khi mọi thứ tiến triển tốt, tâm trạng hưng phấn. Những suy nghĩ tập trung vào ám ảnh và ái dục cũng cần có cường độ cao.
- Tấn công (đi cùng những cảm giác yên ổn, nhẹ nhàng và bình tĩnh hơn) được điều khiển bởi hoóc môn oxytocin và vasopressin. Lúc này bạn đã qua cảm giác ổn định cùng với đối tác và có những suy nghĩ lựa chọn lâu dài.
Theo Eva
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét