Pages

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Những bất thường của “cậu nhỏ”


Những bất thường của "cậu nhỏ" có thể do bẩm sinh hoặc hình thành trong quá trình phát triển của cơ thể. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chủ nhân. Ngược lại, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
1. Các bất thường bẩm sinh
Không có dương vật (Apenia): là dị tật vô cùng hiếm, biểu hiện bằng việc một bé trai mới sinh ra đã hoàn toàn không nhìn thấy hay sờ thấy “cậu nhỏ” ở đâu. Quan sát kĩ, có thể chỉ thấy lỗ niệu đạo thông vào hậu môn hoặc thông trực tiếp ngay ra ngoài tại tầng sinh môn.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Điều trị: Phẫu thuật chuyển thành giới nữ cho trẻ với các thao tác cơ bản là cắt bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo. Khi trẻ lớn thì phối hợp dùng estrogen.
Dương vật phì đại (Megalopenis): Bé trai sinh ra có “cậu nhỏ” với kích thước khác thường. Khi trẻ lớn lên, tốc độ phát triển của "cậu nhỏ" cũng rất nhanh, kết hợp với sự tăng bất thường nồng độ testosterone.
Điều trị: Cần khám kĩ nhằm phát hiện nguyên nhân gây tăng testosterone.
Dương vật nhỏ (Micropenis): được xác định khi bé trai sinh đủ tháng, có chiều dài dương vật khi kéo giãn dưới 2,5cm mà không phải do các dị tật khác như lỗ đái lệch thấp gây nên. Với người trưởng thành, "cậu nhỏ" có chiều dài dưới 2cm so với chiều dài bình thường theo tuổi thì được gọi là dương vật nhỏ.
Điều trị: Có nhiều phương pháp nhưng quan trọng nhất vẫn là dùng hormone thay thế, nhằm bổ sung đủ lượng testosterone thiếu hụt để có thể kích thích dương vật và tinh hoàn phát triển. Đối với trẻ em, nên bắt đầu điều trị khi trẻ 1 tuổi.
2. Các bất thường mắc phải
Cương đau dương vật kéo dài (Priapism): là trường hợp "cậu nhỏ" cương trong thời gian dài không dứt, kèm theo cảm giác đau nhức. Bệnh thường xuất hiện một cách tự nhiên trong lúc chơi, lúc ngủ hay cũng có thể xảy ra sau một kích thích tình dục nào đó. Cương đau dương vật kéo dài có 2 loại:
- Do động mạch, còn gọi là cương đau dương vật dòng máu cao (high-flow priapism), nghĩa là vì 1 nguyên nhân nào đó làm cho máu dẫn vào thân của "cậu nhỏ" quá nhiều mà không thể thoát ra kịp.
- Do tĩnh mạch, còn gọi là cương đau dương vật dòng máu thấp (low-flow priapism): đường dẫn máu ra khỏi dương vật bị tắc vì nguyên nhân nào đó, làm máu ứ lại trong các xoang hang của dương vật, gây nên tình trạng cương và đau kéo dài.
Điều trị: Cương đau dương vật kéo dài thể dòng máu thấp được coi là một dạng cấp cứu ngoại khoa trong tiết niệu. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 4 giờ đầu thì có khả năng tránh được rối loạn cương dương về sau.
Cong vẹo dương vật (Peyronie's disease): mỗi khi "cậu nhỏ giương cao nòng súng" để chuẩn bị "yêu" thì hình thể lại bị biến dạng, cong, vẹo và kèm theo sự co kéo đau nhức. Khi sờ nắm sẽ thấy các dải xơ cứng nằm dính dọc trên thân của "cậu nhỏ".
Hẹp bao quy đầu (Phymosis): là "cậu nhỏ" không bao giờ tự "mở mắt", luôn bị da bao quy đầu che phủ, không thể dùng tay kéo lộn qua quy đầu dương vật được. Điều này làm cản trở việc vệ sinh hằng ngày, dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu và các chất cặn bã, gây viêm nhiễm mãn tính, có thể dẫn đến ung thư dương vật.
Hẹp bao quy đầu có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào nhưng rất hiếm khi gặp hẹp bao quy đầu thật sự ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Điều trị: Đối với người lớn, biện pháp duy nhất là cắt bỏ bao quy đầu (circumcision).
Bán hẹp bao quy đầu (Paraphimosis): là tình trạng da bao quy đầu khi đã kéo qua cổ của "cậu nhỏ" rồi thì không thể lộn trở lại vị trí bình thường được. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm cho cổ của "cậu nhỏ" càng ngày càng bị thắt chặt do các tổ chức xung quanh bị phù nề và căng mọng. Điều này có thể làm cản trở máu từ các động mạch vào nuôi quy đầu dương vật, dần dần sẽ dẫn đến thiếu máu và hoại tử qui đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét